Các chỉ tiêu phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 1 tuổi đến 3 tuổi

Các chỉ tiêu phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi :

Phát triển khả năng vận động : Khả năng vận động và cảm xúc được nâng cao, đi vững, khi dùng thìa để ăn trẻ cần được trợ giúp, biết dùng tay cầm bút tô tô vẽ vẽ, biết dùng bút sáp vẽ linh tinh trên giấy, biết lật giở trang sách, có thể xếp hai miếng gỗ hình vuông, dùng ngón tay cầm cốc, nhưng cầm không chắc và bị nghiêng, thường xuyên làm đổ đồ trong cốc ra ngoài.

Đặc điểm phát triển trí tuệ : Có thể phân biệt và chỉ ra các vị trị bộ phận cơ thể, có thể phân biệt và chỉ ra các hình ảnh trong tranh vẽ, có thể chấp hành các mệnh lệnh đơn giản, có thể lý giải các câu đơn giản, có thể đọc thuộc số, có thể nghe hiểu những đại từ nhân xưng như ‘bố, mẹ, bạn, tôi, anh ấy, cô ấy”, có thể nghe được hoàn chỉnh một câu chuyện.

Đặc điểm phát triển khả năng ngôn ngữ : Biết bắt chước giọng nói, âm thanh của người lớn, đã có thể biết trả lời người lớn, làm theo lệnh của người lớn. Bố mẹ phải có ý thức dùng lời nói nhiều hơn để chỉ đạo hành động của trẻ.

Đặc điểm phát triển tình cảm : Rất hiếu kỳ, thích khám phá tìm hiểu những sự vật chưa biết, có tư duy và mong muốn độc lập, có cá tính của riêng mình, đôi khi còn có chút thất thường, hay thay đổi, ngoài ra còn học được cách hòa mình vào cộng đồng.

Khả năng tự chăm sóc và thói quen sinh hoạt : Biết nhai và nuốt, thích ra ngoài đi chơi, biết ngồi bô, tự mình ăn cơm, hàng ngày ngủ từ 2 đến 3 tiếng vào ban ngày.

Điểm cần chú ý khi cho trẻ chơi trò chơi phát triển trí tuệ trong giai đoạn này :
1. Trẻ ở độ tuổi này cần phải tiếp tục thực hiện rèn luyện sức mạnh của đôi chân, do đó, có thể thiết kế một vài hoạt động trò chơi như quỳ nhặt đồ vật, leo dốc, đi xe đẩy, chạy đuổi v.v…
2. Cung cấp cho trẻ những đồ vật nhỏ, cho trẻ thực hiện thao tác cầm, nắm, nhưng phải trông chừng không cho trẻ nuốt.
3. Trong sinh hoạt hàng ngày, phải luôn luôn tìm kiếm cơ hội để rèn luyện khả năng sinh hoạt độc lập, ví dụ như sử dụng thìa, cởi giày, tất v.v…
4. Phải thường xuyên tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với người khác, khuyến khích trẻ mạnh dạn giao lưu với mọi người xung quanh.
5. Kết hợp môi trường sống với môi trường tự nhiên để trẻ nhận biết màu sắc.
6. Vận dụng “phương pháp tiếp xúc môi trường”, “phương pháp nhận biết chữ qua biểu cảm”, “phương pháp nhận biết chữ qua vận động” và “phương pháp nhận biết chữ qua đọc hiểu” v.v…, dạy cho trẻ nhận biết khoảng 150 chữ.


Các chỉ tiêu phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi :

Khả năng vận động : Có thể chạy, nhảy bằng hai chân, còn có thể đứng bằng một chân. Biết bắt chước vẽ hình tròn và đường thẳng ; biết giở sách ; biết ném đồ ; biết đóng cửa, mở cửa ; biết gấp giấy.

Đặc điểm phát triển trí tuệ : Có thể nhận biết và phân biệt màu sắc, mong muốn tìm hiểu và khả năng học tập đã rất mãnh liệt, thích các câu chuyện và bài hát đơn giản, thích sử dụng các từ ngữ thông dụng hàng ngày.

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ : Các trẻ thông thường có thể dùng 200 từ đến 300 từ để ghép lại thành những đoạn ngắn, về cơ bản không có khó khăn khi nói chuyện với người lớn, tốc độ nói đã nhanh hơn, biết đưa ra nhiều câu hỏi.

Đặc điểm phát triển tình cảm : Khả năng giao tiếp đã tốt hơn, đã mạnh dạn hơn, nhưng trước mặt người lạ thì e dè, dễ buồn dễ khóc, biết chia sẻ đồ chơi với người khác, biết tư duy nhưng chưa thể biểu đạt thành lời.

Khả năng tự xử lý và thói quen sinh hoạt : Biết cách cầm đũa, biết tự mình ăn cơm, đánh răng, mặc quần áo, còn biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, còn có khả năng tự lập nhất định.

Những điểm quan trọng về trò chơi trí tuệ cho trẻ trong giai đoạn này :
1. Trò chơi luyện khả năng quan sát : Tập các trò chơi về phương hướng, như tập nhận biết trên – dưới, trong – ngoài, trước – sau. Đồng thời còn có trò chơi phân biệt số lượng, như trò chia kẹo cho người khác.
2. Các trò chơi liên quan đến trí nhớ, cần tập trung chủ yếu vào khả năng ghi nhớ từ và đồ vật.
3. Trò chơi về khả năng động tác : Vịn tay cầu thang để đi lên, đi xuống ; tập chạy bộ ; thông qua các trò chơi, qua cách làm thủ công, qua việc khích lệ trẻ, thúc đẩy sự ổn định trong động tác của cánh tay, khả năng phối hợp và linh hoạt của hai tay. Các trò chơi thích hợp là chơi xếp hình, vẽ lại, xâu hạt ngọc, v.v…
4. Trò chơi luyện tập khả năng ngôn ngữ : Ngôn ngữ bắt đầu từ trong cuộc sống, bố mẹ nên thường xuyên dẫn trẻ ra ngoài chơi, đi công viên hoặc là trên đường về nhà, hướng dẫn trẻ quan sát kỹ các sự vật gặp ở trên đường, nhìn thấy mọi thứ và cố gắng giúp trẻ miêu tả bằng các câu hoàn chỉnh.
5. Tập khả năng giao tiếp : Cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với người khác, chơi với một số bạn có thể bồi dưỡng tính cách vui vẻ, hòa đồng của trẻ. Đồng thời, trong cuộc sống phải dạy cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh.

Các chỉ tiêu phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi :

Phát triển khả năng vận động : Đi, chạy đều thuần thục, biết chạy qua chướng ngại vật, khả năng cân bằng gia tăng, có nhảy cao bằng hai chân, biết xâu hạt cườm, biết sử dụng kéo, biết đi xe đạp.

Đặc điểm phát triển trí tuệ : Khả năng nhận biết gia tăng, có thể nhận ra được 8 loại màu sắc và 16 loại hình dạng, có thể phân biệt thời tiết, biết nói những câu tiếng Anh đơn giản, có sở thích riêng, có hứng thú đọc sách.

Đặc điểm khả năng ngôn ngữ : Biết sử dụng lời nói lịch sự một cách chính xác như : “cảm ơn”, “xin chào”, “tạm biệt” ; có thể cùng chơi trò chơi với các bạn nhỏ khác, biết biểu đạt ý kiến, phục tùng mệnh lệnh ; có thể xa bố mẹ từ nửa tiếng cho đến một tiếng, có thể thuật lại chính xác từ ba đến bốn từ, có thể nói lại 3 số trở lên.

Đặc điểm phát triển tình cảm : Khả năng giao tiếp xã hội gia tăng, biết dùng âm thanh để biểu thị tình cảm yêu ghét, giận dỗi, mong muốn sáng tạo rất mạnh mẽ, một mặt rất dựa dẫm vào bố mẹ, một mặt rất mong muốn độc lập, thích kết bạn và ra ngoài đi chơi.

Thói quen sinh hoạt và khả năng tự chăm sóc : Biết dùng thìa để ăn đồ ăn trong bát ; biết tự đi giày, nhưng không phân biệt được chân trái chân phải ; xâu hạt cườm ; có thể tự cởi áo, quần, giầy, tất ; biết dùng cốc đổ nước không vãi ; biết tự đại tiểu tiện, có thể kéo khóa quần.

Điểm quan trọng khi rèn luyện trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ ở giai đoạn này :
1. Bố mẹ phải cho trẻ thực hiện nhiều hơn trò chơi vận động, ví dụ như nhảy từ trên cao xuống, nhảy xa, đuổi chạy tự do, và vận động cân bằng, như vậy mới thúc đẩy phát triển sức khỏe và tính cách cho trẻ.
2. Trò chơi bồi dưỡng cho trẻ hứng thú với sự vật xung quanh, như thường xuyên cho trẻ đi chơi trong môi trường có lợi cho sức khỏe như công viên, chơi trên thảm cỏ, sông núi, rừng v.v…, làm phong phú cuộc sống của trẻ, cho trẻ cảm thụ được cuộc sống đa sắc màu ở bên ngoài.
3. Trò chơi phát trí tuệ : Bồi dưỡng ý thức tự chủ và khả năng vận động đôi tay của trẻ : ví dụ xếp miếng gỗ, ghép tranh, chơi đất nặn, chơi bóng v.v… bố mẹ cùng chơi với trẻ để phát triển quan hệ tình thân tốt đẹp.
4. Bồi dưỡng khả năng thủ công của đôi bàn tay, ví dụ vẽ tranh, nặn đất, có thể dùng bút chì hoặc bút sáp để vẽ một vài vòng tròn hoặc đường thẳng, đồng thời thử dùng những đường nét đơn giản mà bản thân đã vẽ để biểu hiện sự vật xung quanh, đôi khi cũng có thể dùng đất sét màu để nặn ra một vật thể, tuy rằng trẻ vẫn chưa nặn ra hình thù rõ ràng cụ thể.
5. Trò chơi phối hợp và bồi dưỡng sức lao động của đôi tay cho trẻ : giúp bố mẹ làm một số hoạt động tự phục vụ và hoạt động lao động đơn giản, ví dụ như rửa tay, mặc quần áo, lau bàn, kéo khóa quần ; bắt chước mẹ dùng các công cụ lao động, ví dụ như sử dụng búa nhỏ, cái xẻng nhỏ v.v…

Các chỉ tiêu phát triển của trẻ ở giai đoạn từ 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi :

Phát triển khả năng vận động : Ngón tay đã khá linh hoạt, có thể làm các động tác chi tiết. Hai chân có thể nhảy về phía trước mà không ngã, có thể đi cầu thăng bằng. Khả năng giữ thăng bằng tốt, có thể nhảy cóc liên tục, chạy liên tục, có thể ném vật này, đá vật kia, có thể khá thoải mái thực hiện các động tác phức tạp ở các bộ phận cơ thể khi đứng trên mặt đất. Có khả năng điều khiển tốc độ chạy nhảy một cách thoải mái, có thể thu chân về và đổi hướng mà không bị ngã, có thể nhạy theo nhịp điệu âm nhạc.

Đặc điểm phát triển trí tuệ : Trí tuệ phát triển khá nhanh chóng, khả năng tư duy đã được nâng cao. Học tập khá tốt, khả năng ghi nhớ nhanh, sau vài lần dạy đã có thể hát. Có thể nhớ được những sự vật trừu tượng đã được nghe, và tự mình nói qua. Có thể dùng ngôn ngữ biểu đạt yêu cần của bản thân, lượng từ vựng đã tăng lên nhanh chóng đến khoảng 900 từ, hình thức câu đã dần phức tạp, đồng thời có thể kể câu chuyện tình tiết đơn giản một cách cơ bản.

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ : Có thể nói một vài giới từ, đại từ, động từ, tính từ đơn giản, có thể nắm bắt được phương thức biểu đạt đơn giản, có thể đoán câu đố, có thể nhớ bài hát, biết tự giới thiệu bản thân và bố mẹ.

Đặc điểm phát triển tình cảm : Có sự thích thú đối với các sự vật xung quanh, có thể hỏi liên tục để biết rõ ngọn ngành đầu đuôi sự việc, bồi dưỡng niềm vui thích này của trẻ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phát triển trí tuệ.

Thói quen sinh hoạt và khả năng tự xử lý : Tự mình đi vệ sinh, có thể tự mặc quần áo, cài cúc áo, biết sử dụng kéo, có thể nhớ được số nhà. Muốn cùng các bạn nhỏ chơi trò chơi và sẽ vui lòng giúp đỡ người khác. Biết được các lễ nghi giao tiếp cơ bản, như chủ động chào khách, khi khách về chủ động chào tạm biệt, v.v…

Điểm quan trọng của các trò chơi trí tuệ cho trẻ trong giai đoạn này :
1. Bồi dưỡng khả năng tự xử lý, biết cách tự ăn cơm, đi vệ sinh, mặc quần áo.
2. Luyện tập động tác chi tiết cho tay : tô màu, xếp hình, nặn đất, v.v…
3. Khả năng đếm số và khả năng biểu đạt ngôn ngữ.
4. Cho trẻ xem nhiều sách có hình vẽ, mẹ vừa đọc vừa chỉ vào chữ cho trẻ xem.
5. Thường xuyên có các trò chơi phát huy sự liên tưởng, trí tưởng tượng của trẻ, luyện tập tính linh hoạt của tư duy.
SHARE

Unknown

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image

0 nhận xét:

Post a Comment