Bố mẹ hãy có quan điểm đúng đắn về " Giáo dục sớm "

Trong nhiều năm trở lại đây, các bậc cha mẹ đã có ý thức rất cao về tầm quan trọng của giáo dục sớm cho con. Tuy nhiên thực tế, rất ít bậc cha mẹ có thể dành toàn bộ thời gian để có thể nghiên cứu và kiên trì áp dụng đúng toàn bộ phương pháp trong việc dạy con sớm.

Hiện nay tại Việt Nam không ít các bậc làm cha làm mẹ đã tìm cách giáo dục sớm cho con ngay cả khi bé chưa trong một tuổi. Tuy nhiên có không ít người đã nghi ngại về việc áp dụng phương pháp này có khiến cho trẻ nặng nề hay là khiến trẻ mất hết tuổi thơ, trở thành những cái máy chịu áp lực theo mong muốn của bố mẹ. Những người phản đối giáo dục sớm là những người chưa bao giờ thực hiện giáo dục sớm. Họ chỉ nhìn phương pháp giáo dục sớm từ cái nhìn cũ. Cũng như người đứng ngoài sân bảo trong nhà làm gì mà sáng thế? Tắt bớt đèn đi dù chẳng biết người ta đang sử dụng vào mục đích gì.

Để lao vào công cuộc giáo dục sớm cho con, các bố, mẹ cần không chỉ tình yêu con mà còn cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị học liệu, để chơi cùng con, để mỗi ngày của con trôi qua đều không lãng phí. Tại sao phải vất vả như thế, khi mà, trong quan điểm của nhiều người, đằng nào lũ trẻ chả lớn lên?


Giai đoạn từ 0- 3 tuổi là giai đoạn bùng nổ về tế bào não của trẻ, đến 3 tuổi não trẻ đã được hoàn thiện 80-90 % như não người trưởng thành. Nhiều nhà nghiên cứu đã tính toán, mọi người thông thường chỉ sử dụng 5%~10% tiềm năng của não, vì thế cha mẹ khi "khai thác" tiềm năng não trái của trẻ, đồng thời với phát triển trí tuệ, nhất định phải nhận thức đầy đủ tác dụng quan trọng của việc "khai thác" tiềm năng não phải. Muốn trẻ trở nên thông minh hơn thì phải khai thác tiềm năng não phải một cách có ý thức. Những đứa  trẻ dưới 3 tuổi chúng hầu như chỉ dùng bán cầu não phải (còn được gọi là bộ não siêu đẳng, đại não). Bán cầu não phải có ưu điểm so với bán cầu não trái: ghi được hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức, không cần phân tích.

Bởi vì khi lũ trẻ lớn lên, cơ hội kích thích não phải sẽ qua đi. Mỗi ngày qua đi, khi đồng hồ điểm tiếng chuông cuối cùng cho 0g, một ngày mới lại bắt đầu, những tế bào não của con chúng ta nếu được kích thích sẽ mạnh thêm lên, những tế bào não không được kích thích hay sử dụng sẽ nhỏ dần lại và sẽ teo dần khi chúng qua 3 tuổi (với não phải). Đó là lý do giáo dục sớm phải bắt đầu càng sớm càng tốt. Các tế bào não cũng như cơ thể chúng ta, có tập thể dục thường xuyên mới khoẻ mạnh, có ăn uống ngủ nghỉ điều độ mới dẻo dai, bền bỉ. Và những người mẹ giáo dục từ sớm cho con đều vì mục đích này, chứ không phải với mục đích dạy con thành thần đồng hay thiên tài. Nên nhớ, giáo dục sớm tức là chúng ta trao cho con một cơ hội để làm vững chắc hơn các tế bào não của con, để con được kích thích, còn con có khả năng phát triển đến đâu, có thành thần đồng hay chỉ là em bé bình thường, điều đó là phụ thuộc ở con chứ không phải ở mẹ.

Những người làm bố, làm mẹ nếu chỉ giáo dục sớm cho con để rồi mang con ra khoe thành tích, e rằng điều này không đúng cho sự phát triển của con. Cung cấp kiến thức, cung cấp kỹ năng cho con, thì đồng thời cũng phải cung cấp cho con những phẩm chất tốt nhất, không kiêu ngạo, không ích kỷ, không chảnh choẹ, không coi thường người khác, biết nhìn đúng giá trị của mình. Nếu chỉ dạy con rồi mang con ra khoe, thì con là sản phẩm chứ không còn là tài sản của bố mẹ nữa. Chúng ta dạy con biết yêu thiên nhiên, biết yêu cái đẹp, biết yêu quý bản thân, biết tự tán dương mình khi làm đúng, làm tốt chứ không phải đợi đám đông vỗ tay mới biết rằng chúng ta giáo dục sớm  hiệu quả.

Và nếu con cái chúng ta trưởng thành hơn các bé khác dù chỉ 1 ngày, thì chúng ta cũng phải cố gắng để ngày đó bé sẽ được học thêm những điều mới. Nếu đã giáo dục sớm rồi và ngừng lại vì đã hết vốn, chúng ta lại làm chậm đi sự phát triển lẽ ra đáng được hưởng của con.

Hãy yêu con đúng cách và dành cho con những gì tốt đẹp nhất mà con đáng được hưởng. Giáo dục sớm cho con đúng cách là cách bố mẹ mang lại niềm hạnh phúc cho con trong giai đoạn đầu đời này.


SHARE

Unknown

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image

0 nhận xét:

Post a Comment